Ngành giày dép đặt mục tiêu xuất khẩu 20 tỷ USD trong năm 2022, tăng 12,7% so với năm 2021, giữ vững vị trí thứ 5 trong các nhóm mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch cao của cả nước.

Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng

Số liệu thống kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu giày dép của nước ta tăng gần như liên tục qua các năm, chỉ bị giảm trong năm 2009 (do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu) và năm 2020 (do tác động của đại dịch Covid-19), nhưng năm 2021 đã tăng trở lại. Kim ngạch xuất khẩu giày dép năm 2021 cao gấp 2.164,8 lần năm 1986.

Từ năm 1998, giày dép đã tham gia “câu lạc bộ” các mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên và nhanh chóng “ghi danh” trong nhóm có kim ngạch cao. Kim ngạch xuất khẩu giày dép đạt trên 2 tỷ USD vào năm 2003, trên 5 tỷ USD vào năm 2010, trên 10 tỷ USD vào năm 2014, trên 17,7 tỷ USD vào năm 2021, chiếm khoảng 5,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Giày dép của Việt Nam có thị trường rộng lớn, đã hiện diện ở 44 thị trường chủ yếu, trong đó, năm 2021, có hơn 20 thị trường đạt giá trị xuất khẩu trên 100 triệu USD, như Mỹ, Trung Quốc, Bỉ, Đức, Nhật Bản, Hà Lan, Ấn Độ, Hàn Quốc... Hai tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu giày dép sang 36/44 thị trường tăng so với cùng kỳ năm 2021, trong đó, Mỹ, Bỉ, Đức... là những thị trường có mức tăng khá.

Theo Niên giám Da giày thế giới năm 2021 vừa được công bố, lần đầu tiên, Việt Nam chiếm trên 10% thị phần giày xuất khẩu toàn cầu với khoảng 1,2 tỷ đôi giày trong năm 2020, đứng thứ hai thế giới về lượng xuất khẩu da giày. Đứng đầu danh sách các nhà xuất khẩu da giày là Trung Quốc, với 7,4 tỷ đôi giày xuất khẩu trong năm 2020. Sau Việt Nam, Indonesia đứng ở vị trí thứ ba, tiếp đến là Đức, Thổ Nhĩ Kỳ.

 

Kỳ vọng năm 2022

Kim ngạch xuất khẩu giày dép của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện chiếm tới 78,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành giày dép. Ngành giày dép thu hút được các doanh nghiệp nước ngoài nhờ lợi thế nguồn lao động đông đảo, giá nhân công rẻ so với các nước trong khu vực.

Ngành da giày tuy chỉ chiếm 0,4% tổng số doanh nghiệp, 0,8% vốn sản xuất - kinh doanh, 1% tổng giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn, nhưng chiếm tỷ trọng cao hơn về doanh thu (1,6%), lợi nhuận trước thuế (1,8%). Sự phát triển của ngành da giày đã tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Thời gian qua, các doanh nghiệp trong ngành cũng tranh thủ mở rộng sang các thị trường mà Việt Nam đã tham gia ký kết hiệp định thương mại tự do.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, quý I/2022, kim ngạch xuất khẩu giày dép đạt 5,288 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là tốc độ tăng cao trong điều kiện đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp ở trong nước và nhiều thị trường xuất khẩu của Việt Nam.

Đến nay, nước ta đã tiêm phủ vắc-xin phòng Covid-19 ở mức cao (thuộc top đầu thế giới), nên hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu giày dép nói riêng có thêm trợ lực để tăng trưởng xuất khẩu. Ngành da giày đặt kỳ vọng cán mốc xuất khẩu 20 tỷ USD trong năm 2022, tăng 12,7% so với năm 2021.

Để đạt được mục tiêu này, theo chuyên gia, các doanh nghiệp trong ngành cần lưu ý đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất, vì hiện nay, một lượng nguyên liệu lớn cho ngành vẫn phải nhập khẩu. Bên cạnh đó, một số khâu công việc vẫn phải thuê lao động kỹ thuật cao của nước ngoài. Ngoài ra, trong 2 tháng đầu năm, xuất khẩu sang một số thị trường như Trung Quốc, Brazil, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản... giảm so với cùng kỳ năm trước, cần lưu ý để duy trì và đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường trọng điểm này.

Nhu cầu của thị trường nội địa đối với mặt hàng giày dép mỗi năm khoảng trên 1,5 tỷ USD. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 40%.

Số liệu thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, mỗi năm cả nước tiêu thụ từ 130-140 triệu đôi giày dép, giá trị trên 1,5 tỷ USD, chiếm khoảng 30% doanh thu xuất khẩu của ngành. Nhưng thực tế hiện nay thị trường này đang bị hàng nước ngoài chiếm lĩnh, trong đó sản phẩm của Trung Quốc là nhiều nhất.

Thừa nhận thực trạng trên, bà Nguyễn Thị Tòng, Tổng thư ký Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaso) còn cho biết thêm: hiện nay khoảng 90% sản lượng của toàn ngành là phục vụ cho xuất khẩu. Các doanh nghiệp trong nước mới chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu tiêu dùng nội địa. Do vậy, mục tiêu phấn đấu của toàn ngành đến năm 2015 là sẽ nâng tỷ lệ này lên khoảng 60-70%.

Sáu tháng đầu năm, xuất khẩu giày dép đã thu về kim ngạch gần 2,3 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2009. Mặt hàng cặp và túi xách đạt kim ngạch xuất khẩu 450 triệu USD.

Cũng theo bà Tòng, đến nay hầu hết các nhà máy đã có đơn hàng sản xuất đến hết quý 3. Thậm chí, một số doanh nghiệp đã ký được hợp đồng cho cả năm 2010.

Lefaso ước tính năm nay xuất khẩu giày dép của Việt Nam có thể đạt từ 4,4-4,5 tỷ USD theo kế hoạch đã đề ra. Mặt hàng cặp và túi xách cũng sẽ thu về 800-900 triệu USD. Như vậy, toàn ngành có thể đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu của cả nước từ 5,25- 5,3 tỷ USD.

Còn theo đánh giá của Bộ Công Thương, một số hãng giày thể thao lớn như Nike đã xây dựng trung tâm thiết kế mẫu mốt và dịch chuyển một số loại giày có hàm lượng công nghệ cao đến Việt Nam; hãng Converse mở đại lý độc quyền phân phối bán hàng khu vực Đông Nam Á tại nước ta. Đây chính là cơ hội để ngành giày dép Việt Nam học tập kinh nghiệm, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.
Nguồn:copy

Ngành giày da ra mục tiêu lớn cho năm 2019

Written by: Đại Lực Đồng Nai Hits: 2030

Trong năm 2019, ngành da giày đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 21,5 tỷ USD, chỉ số sản xuất tăng trên 10% so với năm 2018.
Theo thống kê của Hiệp hội Da-Giày-Túi xách Việt Nam (Lefaso), hiện Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc về sản lượng xuất khẩu giày dép ra thị trường thế giới với khoảng hơn 1 tỷ đôi các loại mỗi năm. Đáng lưu ý, giá xuất khẩu trung bình của thế giới là 9,81 USD/đôi, trong khi đó giá của Việt Nam là 15 USD/đôi, cao gấp 1,6 lần so với giá trung bình của thế giới.

Hiện Việt Nam đã xuất khẩu sản phẩm giày dép tới trên 100 nước; trong đó có 72 nước có kim ngạch xuất khẩu trên 1 triệu USD. Năm thị trường có kim ngạch lớn nhất (chiếm trên 82,3% tổng kim ngạch xuất khẩu) gồm Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.Khẳng định kết quả này, tại Hội nghị tổng kết ngành da giày-túi xách năm 2018 và xây dựng kế hoạch năm 2019 vào chiều 26/12, bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng thư ký Lefaso cho biết, chỉ trong 11 tháng năm 2018, ngành da giày đã đạt 17,68 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2017. Dự kiến cả năm 2018, ngành sẽ về đích xuất khẩu đạt mục tiêu với 19,5 tỷ USD. Đóng góp chủ yếu cho kim ngạch xuất khẩu là khối doanh nghiệp có đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với kim ngạch 13,97 tỷ USD, chiếm 78,8%.Theo bà Xuân, hiện tổng các doanh nghiệp hoạt động trong ngành là gần 3.000. Cơ cấu đầu tư nước ngoài thay đổi, trước đây chiếm 30% nhưng nay đã chiếm 40% số lượng doanh nghiệp, cho thấy mức độ đầu tư của FDI vào ngành da giày rất nhanh. Tuy nhiên, khoảng cách của doanh nghiệp FDI và trong nước đã thu hẹp, khi doanh nghiệp Việt Nam chiếm tỉ trọng 21,2% so với năm 2017 là 19,4%. Đây là dấu hiệu tốt, khẳng định sự phục hồi của các doanh nghiệp da giày trong nước.Về triển vọng phát triển của ngành trong năm 2019, bà Phan Thị Thanh Xuân nhận định, năm tới nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam vẫn tốt. Trong khi đó, Trung Quốc tiếp tục chủ trương giảm ưu đãi đầu tư trong các lĩnh vực dệt may, da giày để tập trung sản xuất công nghệ cao.

Do đó, các đơn hàng gia công giày dép, túi xách sẽ tiếp tục xu hướng chuyển dịch từ Trung Quốc sang Việt Nam, chờ cơ hội Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực từ đầu năm 2019 và Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU (EVFTA) dự kiến ký kết và có hiệu lực trong năm 2019.

Đặc biệt, chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gia tăng, bắt đầu tác động đến xuất, nhập khẩu của Việt Nam. Đầu tư của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực da giày tăng lên trong năm 2018-2019 để tránh tác động của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và đón đầu các FTA có hiệu lực trong năm 2019. Do đó, xuất khẩu da giày năm 2019 sẽ tiếp tục tăng nhờ xuất khẩu của khối FDI tăng.

Từ những thuận lợi trên, bà Xuân dự báo chỉ số sản xuất ngành da giày năm 2019, chỉ số sản xuất sẽ tăng trên 10% so với năm 2018, với tổng kim ngạch đạt khoảng 21,5 tỷ USD. Xuất khẩu da giày chiếm khoảng 9% tổng kim ngạch cả nước, với tỉ lệ nội địa hóa đạt 60%. Xuất khẩu giày dép đứng thứ 4 và túi - cặp đứng thứ 10 trong Top 10 mặt hàng chủ lực của Việt Nam

"Món ngon" giày dép nội địa

Written by: Đại Lực Đồng Nai Hits: 1514

Ngành da giày Việt Nam đã có một năm 2018 thành công trên lĩnh vực xuất khẩu với kim ngạch đạt gần 20 tỷ USD, nhưng tại thị trường nội địa lại chưa chiếm lĩnh được.
Mới chỉ đáp ứng một nửa nhu cầu
Theo số liệu từ Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso), mỗi năm, thị trường trong nước tiêu thụ khoảng 190 triệu đôi giày dép, nhưng sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu.

Giày Thể Thao Nam Phong Cách Chính Hãng, Giá Tốt

Written by: Đại Lực Đồng Nai Hits: 1960

                                                                                                                                                                                                                              

MÔ TẢ SẢN PHẨM

1. Giày Thể Thao Nam Phong Cách được thiết kế theo phong cách thể thao gọn nhẹ, thích hợp với các bạn trẻ năng động, khỏe khoắn, cá tính, và phù hợp với mọi địa hình di chuyển.

2. Chất liệu đế mềm, có thể uốn cong mà không bị gãy mép.

3. Đế giày với các lớp cao su có độ đàn hồi cao, các đường rãnh ma sát được xẻ và bố trí dưới mặt đế một cách khoa học, giúp giày luôn êm ái khi sử dụng và không bị vướng, mắc các loại rác, sỏi, đá khi sử dụng.

4. Giày có khả năng chống trơn trượt cao, chịu mài mòn tốt, thoáng khí, nhanh khô.

5. Giày nam size từ 39 đến 44 với màu sắc khác nhau, dễ phối trang phục.

6. Giày tăng thêm chiều cao 2cm.

 

Page 1 of 2

Địa Chỉ Góc Dưới